TEAMBUILDING LÀ GÌ? CÁCH TỔ CHỨC HIỆU QUẢ

Teambuilding là công cụ giúp Doanh nghiệp truyền tải Văn hoá, Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa teambuilding với việc tổ chức trò chơi thông thường dẫn đến hoạt động teambuilding trở thành những sự kiện người thích thì ít, người chê thì nhiều. Làm thế nào để Teambuilding trở nên ý nghĩa với cả Doanh nghiệp và Nhân sự tham gia. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tổ chức Teambuilding ý nghĩa

Bản chất của Teambuilding đối với Doanh nghiệp

Teambuilding là Xây dựng đội nhóm. Thông qua các hoạt động tương tác tập thể giúp thúc đẩy tinh thần đồng đội và khám phá những khía cạnh kỹ năng mềm của nhân sự. Qua đó, nhà quản lý cũng có thể lồng ghép các thông điệp để đào tạo cũng như xem xét phản ứng của nhân sự. Chẳng hạn khi bạn muốn gắn kết thành viên trong công ty, bạn muốn truyền tải văn hoá doanh nghiệp đến nhân sự một cách khéo léo, bạn muốn đánh giá một nhân sự có phù hợp với vị trí leader không…bạn sẽ sử dụng Teambuilding như công cụ để đạt những mục tiêu đó.

Hoạt động Teambuilding sẽ mất đi ý nghĩa nếu người tổ chức không hiểu rõ bản chất của công cụ này. Cách nhanh nhất để khiến một buổi Teambuilding trở nên vô nghĩa là thực hiện nó như một chuyến nghỉ dưỡng vui chơi. Hoặc dồn ép nhân sự tham gia những hoạt động với tiêu chí có trò chơi, có đổ mồ hôi là được.

Kết quả đạt được khi tổ chức Teambuilding?

Sau khi tham gia Teambuilding, doanh nghiệp và cá nhân sẽ nhận được:

  • Sự hiệu quả trong giao tiếp, làm việc, nhất là đối với các nhân viên không cùng chung một bộ phận trong công ty, hoặc những người cùng chung bộ phận nhưng ít có dịp làm việc chung với nhau.
  • Rèn luyện kỹ năng leadership thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân công công việc, bố trí các thành viên và tài nguyên hợp lý để hướng đội đến việc đạt mục tiêu chung.
  • Phát huy khả năng sáng tạo và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề dựa trên sức mạnh tập thể.
  • Thấu hiểu tính cách, tư duy của các thành viên khác trong đội, điểm mạnh và điểm yếu của từng người để cùng bổ sung và phối hợp với nhau làm việc tốt hơn.
  • Xây dựng được tinh thần đoàn kết, niềm tin lẫn nhau, tính cạnh tranh lành mạnh giữa các đội với nhau.
  • Tạo ra bầu không khí thư giãn, thoải mái, vừa vui vừa học để giảm stress trong công việc hàng ngày. Ngoài ra tùy vào tính chất công việc và yêu cầu của ban lãnh đạo công ty, ban tổ chức chương trình Teambuilding có thể sẽ đưa vào các ý nghĩa khác dành riêng cho các bộ phận bán hàng, dự án, sản xuất …

Teambuilding giúp xây dựng một đội ngũ nhân sự đoàn kết, hiệu quả

Những vấn đề thường gặp phải khi tổ chức Teambuilding?

  • Người tổ chức quá chú trọng vào các trò chơi thay vì bài học rút ra. Trường hợp này thường xảy ra ở hầu hết các chương trình Teambuilding tự tổ chức hoặc agency sự kiện không có nhiều kinh nghiệm. Nguyên nhân chủ yếu là người tổ chức và lên kịch bản chưa đủ giỏi. 
  • Nhân sự sa đà vào thắng thua mà quên đi ý nghĩa của Teambuilding là gắn kết, thấu hiểu giữa các thành viên và bài học rút ra từ trò chơi đó.
  • Thay vì đồng lòng thì một số người vì cái tôi cá nhân mà chia rẽ nội bộ. Họ không thể lắng nghe người khác để hướng tới mục tiêu chung. 
  • Kịch bản không có phương án B khi địa điểm hoặc thời tiết không thuận lợi. Điều này thường gặp phải khi người tổ chức thiếu kinh nghiệm quản trị rủi ro.

Các loại hình tổ chức?

1. Teambuilding trong nhà

Team building trong nhà là các trò chơi, hoạt động gắn kết lẫn nhau được tổ chức trong nhà – nơi không cần quá nhiều dụng cụ chơi game. Không gian tổ chức có thể là phòng họp, hội nghỉ hay trong văn phòng làm việc có diện tích đủ với quy mô người chơi. Việc tổ chức team building trong nhà giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể. 

Ưu điểm: 

  • Tiết kiệm chi phí.
  • Khắc phục được vấn đề thời tiết.
  • Kiểm soát được sự cố, rủi ro nhanh chóng khi có vấn đề xảy ra.

Nhược điểm:

  • Giới hạn các trò chơi.
  • Cảm giác không gian hơi bị bó hẹp.
  • Không có tính trải nghiệm địa điểm du lịch, tham quan.

2. Teambuilding ngoài trời

Team building ngoài trời được tổ chức tại các không gian mở như: bãi biển, công viên, khu du lịch,… hay các bãi cỏ rộng. Các hoạt động trong team building ngoài trời đa dạng và phong phú hơn so với team building trong nhà. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động tập thể ở ngoài trời giúp người tham gia được vui vẻ, hào hứng hơn.

Ưu điểm:

  • Hoạt động trò chơi đa dạng, sáng tạo hơn.
  • Có nhiều kịch bản độc đáo để áp dụng. 
  • Phù hợp với mọi ngân sách của khách hàng đưa ra.
  • Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm cho nhân viên.

Nhược điểm: 

  • Những yêu cầu phức tạp hơn như sử dụng đồ game lớn sẽ có chi phí cao.
  • Chuẩn bị kịch bản một cách kỹ lưỡng.
  • Khó khắc phục vấn đề thời tiết, ngoại cảnh.

3. Team building theo chủ đề

Team building theo chủ đề là các hoạt động gắn kết tinh thần đồng đội theo một concept, chủ đề rõ ràng. Ví dụ như team building quân đội, team building amazing race hay team building học sinh. Với hình thức này, bạn được trải nghiệm những thử thách thú vị theo chủ đề đã có. Ngoài ra, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn kịch bản độc đáo, sáng tạo vì đã có chủ đề cụ thể.

Ưu điểm:

  • Có chủ đề cụ thể để tham gia
  • Trải nghiệm nhiều thử thách, trò chơi hấp dẫn phù hợp với concept sự kiện.

Nhược điểm:

  • Chi phí có thể cao hơn so với những hình thức khác.
  • Có thể rủi ro những vấn đề không đáng có xảy ra.

20 hoạt động xây dựng đội nhóm cực chất dành cho Doanh nghiệp

A. TRÒ CHƠI NGOÀI TRỜI

Trò chơi ngoài trời

1. Xé bảng tên

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành các đội nhỏ. Số lượng thành viên lý tưởng của mỗi đội là từ 5 – 7 người. 

Cách chơi: Mỗi thành viên sẽ được ban tổ chức dán bảng tên của mình sau lưng. Nhiệm vụ là trong thời gian quy định, các đội phải cùng nhau lên chiến thuật để xé bảng tên của đối thủ và bảo vệ bản thân cũng như đồng đội mình. Đội cuối cùng còn nhiều thành viên giữ được bảng tên nhất là đội chiến thắng. 

Dụng cụ: bảng tên in tên của từng thành viên tham gia. Bảng tên nên được chuẩn bị sao cho có thể dễ dàng dán và xé. 

2. Ô màu khó chơi

Số lượng thành viên tham gia: tất cả các thành viên trong đoàn, thường là mỗi đội 3 người

Cách chơi: Các đội chơi đứng trên cùng một tấm bạt lớn có nhiều ô màu sắc. Theo lệnh từ MC hoặc leader khi thả xúc xắc, các thành viên phải nhanh nhạy chiếm lấy ô đó bằng các phần cơ thể của mình. Sau khoảng thời gian 15 phút đội chiếm được nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. 

Dụng cụ: Một chiếc xúc xắc có các chấm tròn nhiều màu sắc và một tấm bạt lớn có các ô nhiều màu khác nhau. 

3. Bánh xe đồng đội

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội khoảng 7 – 10 thành viên

Cách chơi: Các thành viên trong đội cùng nhau đứng vào một bánh xe làm bằng vải bạt. Sau đó cả đội cùng nhau di chuyển để về đích. Không chỉ đó, khi đến vạch cuối, đại diện đội ném bóng vào rổ. Đội nào ném được nhiều nhất và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng. 

Dụng cụ: Bóng nhựa, rổ nhựa, một tấm bạt lớn được may thành đường tròn.

4. Tháp Người

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội khoảng 7 – 10 thành viên

Cách chơi: Các đội sẽ phải xây dựng một tháp người theo hai tiêu chí: cao nhất và vững nhất. Có hai phút để các đội bàn phương án. Tối đa 5 phút cho mỗi đội.

Dụng cụ: Cờ

5. Người vận chuyển

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội khoảng 7 – 10 thành viên 

Cách chơi: Mỗi đội sẽ được phát gậy/thanh tre làm cầu di chuyển được giữ bởi 02 người đối diện. Lần lượt từng thành viên di chuyển trên từng thanh gậy/thanh tre để về đích là đầu bên kia. Nếu thành viên nào trượt chân/ngã sẽ phải quay lại vạch xuất phát. Mỗi đội chơi 02 lượt (đi & về).

Dụng cụ: Gậy hoặc thanh tre.

6. Bước chân đoàn kết

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội khoảng 7 – 10 thành viên

Cách chơi: Mọi thành viên sẽ được BTC phát khăn quàng/dây ngắn dùng để kết nối chân của các thành viên trong đội lại với nhau. Nhiệm vụ toàn đội phải làm như thế nào cùng nhau di chuyển khi những bàn chân bị cột chặt với nhau để về đích trong thời gian nhanh nhất (ngã sẽ quay về vạch xuất phát). Mỗi đội chơi 02 lượt (đi & về)

Dụng cụ: Khăn quàng hoặc dây ngắn.

7. Dò mìn

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội khoảng 7 – 10 thành viên.

Cách chơi: Chuẩn bị bãi mìn bằng các chướng ngại vật: chai/lọ, lon bia, bóng nhựa, …. Mỗi thành viên của từng đội bị bịt mắt sẽ phải đi qua bãi mìn (10 người chơi). Các thành viên của đội đứng ngoài hô hào/hướng dẫn cho người chơi vượt qua bãi mìn, chạm mìn sẽ bị loại dành lượt chơi cho người kế tiếp

Dụng cụ: chai/lọ, lon bia, bóng nhựa, ….

8. Bánh xe ma thuật

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm dao động từ 5 – 10 người. 

Cách chơi: Mỗi thành viên trong đội giữ một sợi dây được buộc vào bánh xe lớn. Nhiệm vụ của người chơi là cố gắng di chuyển sợi dây theo chiến thuật mà cả nhóm và đội trưởng đã bàn với nhau. Đội nào vượt qua thử thách và di chuyển bánh xe về đích trong thời gian ngắn nhất sẽ được xem là đội chiến thắng. 

Dụng cụ hỗ trợ: Bánh xe lớn có buộc dây xung quanh. 

9. “Đua rết”

Số lượng người tham gia: 20 đến 40 người, chia thành các team.

Cách chơi: Các team chơi phải xếp thành 1 hàng dọc, số lượng thành viên mỗi team phải bằng nhau, người trước ngồi xuống và người sau sẽ bắt chân kẹp vào người đằng trước cho đến khi cả team tạo thành con rết. Khi quản trò ra lệnh thì các đội di chuyển một quãng đường để về đích. Team nào bị đứt khúc trên đường đua sẽ bị loại, team nào về đích trước sẽ chiến thắng.

10. Chiếc hài vạn dặm

Số lượng người tham gia: 20 đến 40 người, chia thành các team. 

Cách chơi: Mỗi đội được phát một chiếc giày đặc biệt. Khi có hiệu lệnh, tất cả mọi người sẽ cùng bước lên chiếc giày và cùng nhau điều khiển chiếc giày để nhanh chóng về địch. Nếu bất kỳ thành viên nào bị ngã hoặc chạm tay xuống đất, đội đó sẽ tính là phạm quy và quay về vị trí xuất phát đi lại từ đầu.

Dụng cụ: Giày đặc biệt

B. TRÒ CHƠI TRONG NHÀ

Trò chơi trong nhà

1. Tam sao thất bản

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 7 người. 

Cách chơi: Có rất nhiều phiên bản tam sao thất bản khác nhau: phiên bản tai nghe hoặc không có tai nghe. Thông thường, phiên bản được biết đến nhiều nhất là người đầu tiên trong đội hình sẽ nhận đáp án và truyền lại cho những người phía sau nhưng không được nhắc đến từ có trong đáp án.

Một cách chơi khác của trò chơi này là mỗi thành viên một tờ giấy, người chơi sẽ đặt tờ giấy lên lưng của các thành viên khác và vẽ lên đó, người phía trước sẽ dựa vào cảm nhận nét vẽ trên lưng mà truyền thông tin cho người kế tiếp tương tự như vậy.  

2. Trận chiến âm thanh

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên chia thành nhiều đội, mỗi đội có từ 5 – 7 thành viên. 

Cách chơi: Các thành viên trong đoàn chia thành nhiều đội. Mỗi đội xếp thành hàng dọc và các thành viên đều phải đeo tai nghe có bật nhạc đủ lớn để không nghe được tiếng từ bên ngoài. Sau đó, người đứng đầu hàng sẽ nghe gợi ý từ MC hay quản trò và truyền thông đó qua từng người đến cuối hàng. Người cuối cùng sẽ nhắc lại đáp án, nếu đáp án đúng thì đội đó chiến thắng.  

Dụng cụ: Tai nghe headphone cho tất cả thành viên.

3. Thổi giấy

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong đoàn chia thành nhiều nhóm nhỏ. Số người chơi của mỗi nhóm khoảng 5 người. 

Cách chơi: Từng đội xếp hàng thành hàng dọc. Người đầu tiên của hàng nhận giấy thổi giấy bay lên không trung. Sau đó thành viên thứ 2 tiếp tục thổi để tờ giấy duy trì bay trên không trung. Các thành viên còn lại cũng tiếp tục như thế cho đến khi đưa giấy bay về đích. Đội nào hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất mà không làm rơi tờ giấy sẽ là đội chiến thắng. 

Dụng cụ: miếng giấy nhẹ để giấy dễ bay.

4. Nói ngược làm ngược 

Số lượng thành viên tham gia: Tất cả thành viên trong đoàn đều có thể tham gia. Trò này càng đông người chơi càng vui. 

Cách chơi: Người chơi dựa vào khẩu hiệu của MC hoặc quản trò để thực hiện trò chơi này. Đặc biệt, các thành viên phải làm ngược lại với khẩu hiệu đó thì mới có thể chiến thắng.

Ví dụ như quản trò hô khẩu lệnh “Ngồi xuống” thì người chơi phải đứng lên. Trong khi trò chơi diễn ra, quản trò có quyền kêu bất kỳ 1 thành viên trong đoàn, nếu thành viên làm sai sẽ bị phạt. 

5. Nối từ

Số lượng người tham gia: Không giới hạn số lượng người chơi nhưng tốt nhất là từ 8 đến 10 người

Cách chơi: Người đầu tiên sẽ đưa ra một cụm từ ngẫu nhiên để người tiếp theo đưa ra cụm từ bắt đầu bằng từ cuối cùng của người thứ nhất đưa ra. Cứ như vậy lần lượt mọi người đưa ra các từ theo vòng tròn. Trong 3 giây nếu người nào không đưa ra được đáp án sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người nào trụ vững đến phút cuối cùng sẽ giành chiến thắng.

Ví dụ: cái kéo – kéo co – co giãn

6. Tìm người giống nhau

Số lượng người tham gia: 10 người trở lên

Cách chơi: Người chơi là người chủ đề đưa ra một câu hỏi và tất cả người chơi sẽ trả lời câu hỏi đó bằng cách đứng lên hoặc giơ tay lên. Sau khi tất cả mọi người đã trả lời câu hỏi, người chơi chủ đề sẽ đưa ra một yêu cầu để tìm người giống nhau, ví dụ “Hãy tìm người có cùng màu tóc với bạn” hoặc “Hãy tìm người có cùng ngày sinh nhật với bạn”. Tất cả mọi người sẽ đi tìm người giống nhau theo yêu cầu đó.

Sau khi mỗi người đã tìm được người giống nhau của mình, cặp đôi này sẽ đứng cạnh nhau và giơ tay lên để xác nhận. Tiếp tục với các câu hỏi và yêu cầu mới, và tìm người giống nhau cho đến khi tất cả mọi người đã được ghép đôi. 

7. Bịt mắt ăn sữa chua

Số lượng người tham gia: 2 người của 1 đội sẽ tham gia thi đấu với các đội khác

Cách chơi:  Mỗi đội có hai thành viên và cả hai đều bị bịt mắt. Khi có hiệu lệnh của quản trò, người này sẽ xúc sữa chua đút cho người kia ăn. Đội nào ăn hết sữa chua trong hủ trước sẽ giành chiến thắng.

Dụng cụ: Bịt mắt và sữa chua

8. Truy tìm kho báu

Số lượng người tham gia: từ 8 người tham gia trở lên, chuẩn bị nhiều đồ vật khác nhau.

Cách chơi: Những món đồ sẽ được giấu khắp tòa nhà, nhiệm vụ của các đội là đi tìm đồ vật trong khoảng thời gian quy định. Đội nào tìm được nhiều đồ nhất sẽ thắng cuộc.

9. Chuyền chanh

Một đội chơi cần có 5 đến 7 người. Chuẩn bị dụng cụ gồm có chanh, thìa, rổ đựng.

Cách chơi: Thành viên mỗi đội xếp thành hàng dọc, mỗi người ngậm một cái thìa. Trên thìa của người đầu tiên sẽ có một quả chanh, cứ thế từng người sẽ di chuyển và chuyền chanh cho các thành viên tiếp theo. Người cuối cùng sau khi nhận chanh sẽ chuyền về rổ đựng. Đội nào chuyền chanh về rổ nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

Dụng cụ: Chanh, thìa nhựa, rổ.

10. Vẽ tiếp sức

Cách chơi: Mỗi đội xếp thành hàng dọc, quản trò giao từ khóa cho người đầu hàng. Lần lượt thì người đầu hàng sẽ vẽ miêu tả từ khóa được nhận và đưa cho người phía sau xem, ghi nhớ và vẽ lại. Đến người cuối cùng, nếu đoán được từ khóa chính xác thì đội sẽ chiến thắng.

Dụng cụ: Giấy, bút

Nếu bạn còn băng khoăn chưa biết nên tổ chức Teambuilding như thế nào cho Công ty. Hãy liên hệ với BOSS để được tư vấn về concept phù hợp và triển khai hiệu quả nhé!

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo