Cách gia tăng tỷ lệ mua lại sản phẩm, dịch vụ

Làm cho khách hàng cũ quay lại là một chiến lược kinh doanh thông minh và tiết kiệm chi phí. Theo nghiên cứu, chi phí giữ chân một khách hàng hiện tại thường chỉ bằng 1/5 so với chi phí thu hút một khách hàng mới. Hơn nữa, khách hàng cũ có khả năng chi tiêu cao hơn và thường xuyên hơn so với khách hàng mới. Đồng thời, cách tiếp cận chăm sóc khách hàng cũ không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Làm thế nào để gia tăng tỷ lệ mua lại

Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không chú trọng việc chăm sóc khách hàng cũ?

– Chi phí tăng cao:

Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc thu hút khách hàng mới. Hãy thử phân tích, chi phí bỏ ra cho việc thu hút một khách hàng mới bao gồm: chi phí chạy quảng cáo trên các nền tảng social; chi phí cơ hội (nhưng chưa chắc khách đã chốt đơn); chi phí nhân sự marketing và sales; chi phí tổn thất tinh thần khi không chốt được đơn… Trong khi đó, với khách hàng cũ, doanh nghiệp chỉ cần đào tạo hệ thống nhân sự thật bài bản về ý thức và cách thức “giữ chân” khách là đã nắm trong tay 80% tỷ lệ chốt đơn.

– Mất tệp khách hàng trung thành:

Bỏ qua khách hàng cũ có nghĩa là doanh nghiệp đang bỏ qua một nguồn dữ liệu quý giá về thói quen mua hàng và sở thích thị trường. Thông tin này có thể được sử dụng để cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh. Sự thiếu chăm sóc có thể gây ấn tượng xấu với khách hàng. Họ có thể sẽ chia sẻ trải nghiệm tiêu cực với người khác. Điều này có thể làm tổn hại đến danh tiếng và hình ảnh của thương hiệu.

– Sụt giảm doanh số bán hàng:

Khách hàng cũ sẽ mua hàng thường xuyên hơn và có xu hướng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp hơn. Khi không chăm sóc khách hàng cũ, doanh nghiệp có thể mất một nguồn doanh thu ổn định và có lợi nhuận cao. Nếu đối thủ cạnh tranh có chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn, họ có thể dễ dàng thu hút những khách hàng này. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho họ và đặt doanh nghiệp của bạn vào thế yếu.

Những lợi ích khi doanh nghiệp chú trọng chăm sóc tệp khách hàng cũ.

– Giảm chi phí marketing trên 1 đơn hàng:

Khai thác khách hàng cũ có chi phí thấp hơn đáng kể so với việc thu hút khách hàng mới. Việc chăm sóc khách hàng cũ sẽ làm tăng tỷ lệ mua lại chỉ nhờ 1 nhân viên chăm sóc khách hàng.

– Xây dựng được một tệp “fans cuồng” thương hiệu:

Khách hàng trung thành không chỉ tiếp tục mua hàng mà còn có thể trở thành đại sứ thương hiệu. Họ không ngần ngại giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho người khác. Khách hàng cũ còn có thể cung cấp phản hồi đáng giá về sản phẩm và dịch vụ. Qua đó giúp bạn cải tiến và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Một doanh nghiệp luôn quan tâm đến khách hàng của mình sẽ tạo dựng được hình ảnh thương hiệu tích cực. Khách hàng cảm thấy được trân trọng sẽ có thiện cảm hơn với thương hiệu và thúc đẩy họ ủng hộ lâu dài, gia tăng tỷ lệ mua lại.

– Đảm bảo doanh thu ổn định:

Khách hàng cũ ít có khả năng chuyển sang đối thủ cạnh tranh nếu cảm thấy hài lòng với những gì bạn cung cấp. Doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu từ khách hàng cũ để phân tích hành vi mua hàng, sở thích và xu hướng, từ đó phát triển các sản phẩm và chiến dịch marketing hiệu quả hơn.

Cách gia tăng tỷ lệ mua lại của khách hàng

1. Chú trọng lưu trữ thông tin khách hàng:

Lưu trữ thông tin khách hàng

Việc lưu trữ thông tin khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng mà còn là cơ sở để tối ưu hóa trải nghiệm của họ. Mỗi khách hàng luôn có những cấp độ nhu cầu khác nhau cho từng thời điểm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có phương án để lưu trữ và phân tích được dữ liệu này.

– Hệ thống CRM (Customer Relationship Management):

Sử dụng hệ thống CRM để quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng một cách khoa học và hiệu quả.

– Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn:

Thu thập thông tin từ các kênh giao tiếp khác nhau như email, mạng xã hội, website, cửa hàng trực tiếp…

– Phân tích dữ liệu:

Sử dụng dữ liệu thu thập được để phân tích hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng, từ đó cá nhân hóa các chương trình tiếp thị và ưu đãi.

2. Xây dựng các chương trình hấp dẫn khi khách hàng quay lại:

Xây dựng chương trình mua lại hấp dẫn

Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng quay lại là cách hiệu quả để duy trì sự trung thành và khuyến khích mua sắm nhiều hơn. Một số gợi ý dành cho bạn:

– Chương trình khách hàng thân thiết:

Tạo ra các cấp độ thành viên với những lợi ích khác nhau như giảm giá, quà tặng, tích điểm đổi quà để khuyến khích khách hàng mua lại nhiều hơn.

– Ưu đãi đặc biệt:

Cung cấp các ưu đãi đặc biệt như giảm giá cho đơn hàng tiếp theo, miễn phí giao hàng, hoặc quà tặng kèm.

– Chương trình giới thiệu:

Khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu thêm khách hàng mới thông qua các chương trình thưởng.

3. Đào tạo đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp

Đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng

Một đội ngũ tư vấn và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Hãy nâng cao chất lượng dịch vụ qua việc:

– Đào tạo liên tục: Đảm bảo rằng nhân viên luôn được cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới nhất về sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng giao tiếp.

– Thái độ phục vụ: Khuyến khích nhân viên luôn giữ thái độ phục vụ tận tâm, lắng nghe và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

– Phản hồi và cải tiến: Thu thập phản hồi từ khách hàng sau mỗi lần mua sắm và sử dụng chúng để cải tiến chất lượng dịch vụ.

Áp dụng 03 phương án trên không chỉ giúp gia tăng tỷ lệ mua lại của khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới!

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo