5 phút Nắm Bắt Cách Xây Dựng Kế Hoạch Truyền Thông Cho Tiệm Bánh Mì

Vừa qua, BOSS có cơ hội tư vấn cho một Tiệm bánh với các sản phẩm tập trung vào việc ăn chơi, ăn nhẹ buổi sáng hoặc trà chiều. Đồ ăn luôn tồn tại sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Tuy nhiên, với tính chất là một món ăn chơi không thường xuyên, thật khó để xây dựng lòng trung thành cho một tiệm bánh nếu không sở hữu những key truyền thông đặc biệt. Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về phương án truyền thông cho một sản phẩm tưởng dễ mà khó này nhé.

Kế hoạch truyền thông cho tiệm bánh mì

1. Xác định thế mạnh của tiệm bánh

– Trước tiên, các bạn cần xác định thế mạnh riêng của mình là gì: sản phẩm ngon và bắt mắt, không gian tiệm đặc biệt, đồ uống đi kèm, nguyên liệu tươi ngon, nhân viên thân thiện… Đảm bảo sản phẩm của bạn đạt từ 7 điểm trở lên trên thang điểm 10. Một tiệm bánh nhưng bánh không ngon là điều bất hợp lý đúng không nào?

– Sau đó, kết hợp các điểm đặc biệt này cùng với các điểm khác trong khả năng của tiệm để tạo ra “Ma trận lợi thế cạnh tranh khác biệt”.

2. Xây dựng thông điệp truyền thông

– Sau khi xác định lợi thế cạnh tranh, chùng tay sẽ xây dựng thông điệp truyền thông cho tiệm bánh. Bắt đầu viết từ câu dài đến câu ngắn, tối ưu cho đến khi thông điệp chỉ còn là một câu ngắn gọn, xúc tích và dễ nhớ.

– Ví dụ: Nếu điểm đặc biệt của tiệm là bánh mì trứng muối tươi trong ngày, và loại trứng muối này được chế biến bởi công thức độc quyền (thơm ngon không bị ngán, chứa nhiều dinh dưỡng…) Từ đây, bạn chắt lọc ra được những key word là: “Các món bánh đều có trứng muối”, “Nguyên liệu tươi trong ngày” và “Trứng muối tự chế biến” thì thông điệp có thể là “Uncle Muối mời bạn bánh tươi mỗi ngày!”

3. Tạo câu chuyện truyền thông đặc biệt

– Xây dựng câu chuyện đặc biệt để viral và thu hút tương tác tự nhiên. Ví dụ: Nếu bạn là một tiệm nhỏ, founder cũng chính là đầu bếp, các bạn có thể kể lại hành trình 60 ngày 1440 giờ để tạo ra một quả trứng muối đạt chuẩn. Chúng ta sử dụng phép so sánh số lớn số bé ở đây để làm bật lên sự kỳ công và tâm huyết trong quá trình chế biến.

– Bạn có thể quay clip hoặc tổng hợp hình ảnh các lần thất bại thành album “Chi phí mở tiệm”. Và thực hiện concept tương tự đối với các món bánh khác của quán trong tương lai.

4. Đăng tải nội dung truyền thông xuyên suốt

– Xây dựng các tuyến bài truyền thông để nói về sản phẩm và các lợi thế cạnh tranh, đăng tải thường xuyên trên các kênh truyền thông của bạn.

– Lưu ý: Dù nội dung này có thể không viral nhưng cần thiết để khách hàng hiểu rõ về tiệm bánh, từ đó chuyển đổi từ BIẾT sang HIỂU và TIN.

5. Xây dựng chương trình promotion

– Tạo thêm key truyền thông bằng cách phát triển một chương trình promotion như “Nhật ký đốt lò của Uncle Muối” kể lại câu chuyện chế biến các loại bánh mỗi ngày. Từng khách hàng khi đến lần đầu sẽ nhận một cuốn nhật ký, tích điểm mỗi khi ăn một loại bánh. Khi hoàn thành tất cả các loại bánh, khách hàng sẽ nhận được bánh miễn phí hoặc voucher.

6. Sử dụng KOC, KOL và quảng cáo

– Nếu có kinh phí, hãy mời KOC, KOL đến trải nghiệm và review. Hoặc chạy quảng cáo để chiến dịch thành công hơn.

Vậy là BOSS đã hướng dẫn bạn 6 bước để xây dựng kế hoạch truyền thông đơn giản cho một tiệm bánh mì. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và nguồn lực cá nhân, mỗi tiệm bánh sẽ có chiến lược riêng. Nếu bạn cần tư vấn thêm về kế hoạch Marketing tổng thể, hãy để lại bình luận hoặc nhắn tin cho BOSS nhé!

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo